Nhiều thế kỷ trước, khởi đầu là người Hoa, sau đó đến Nhật Bản và các nước châu Á đưa ra những đề ăn tạo ra non bộ, bonsai, tiểu cảnh và vườn cảnh. Trên đó tùy theo loại hình để sử dụng đá, cây kết hợp với nước đất Việc mở ra các hệ thống của đá ở mọi nơi, sự phức tạp và tính tượng trưng, mang ý nghĩa của một dạng đá, mỗi vị trí và tên gọi của chúng đã làm hoang mang nhất là đối với người phương Tây. Khái niệm và căn bản của vấn đề, số lượng đá cần dùng, thành phần cấu tạo để làm nảy ra sự thanh nhã và tự nhiên như thực của thiên nhiên đối với người phương Tây, tất cả vẫn còn ở phía trước thật xa. Thừa kế các di sản văn hoá của tiền nhân để lại và thời gian dài chịu ảnh hưởng về tư tưởng văn hoá của người Hoa. Cùng với các giao lưu đời sau,việc mở rộng chùa chiền, các vua chúa trở thành thiền sư dưới các thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Do vị trí đất đai đặc biệt, địa hình đất nước ta là một đặc thù riêng không đâu có được. Đất có núi cao hiểm trở bao bọc,có sông dài uốn khúc quanh co mang dòng nước ngọt, có biển cả bao la với các hải đảo làm phong phú thêm cho địa thế Việt Nam, trong đó chứa đựng không biết cơ man nào là thắng cảnh thiên nhiên chưa đủ sức khai thác hết.
Những di tích lịch sử nêu lên những hoài bão của tiền nhân,như những chứng nhân của thế giới và vô vàn những điều cao quy khác. Tất cả đúc kết nên tinh thần Việt Nam. Đương nhiên con cháu đời sau cũng nắm bắt được những khái niệm cơ bản, những tư tưởng trên nền tảng triết học phương Đông để miêu tả thiên nhiên. Trong việc sắp xếp và phân bổ đá trong vườn,ở phía trong những nhóm đá đặc biệt và ở trong những dáng cá biệt của mỗi hòn trong vườn, tuy chỉ dùng một hòn duy nhất mang một kiểu của đá, cũng đủ tạo ra một ảo tưởng như tảng đá đó được sinh ra từ khu vườn, như thể nó đã ở đó từ lúc sơ khai, Nếu sắp xếp thành một dãy lớp dày đặc và căn cứ mô phỏng thế nghiêng, dốc, độ lài như nền tảng thiên nhiên, nó sẽ tạo ra một cảnh thực của một góc thiên nhiên. Những vật bằng đá xuất hiện trong cảnh trí như một gợi ý sức mạnh của dòng thác, sự kiên trì uốn lượn của con suối…chứng minh cái nhìn thay đổi. Nhưng đòi hỏi sự xuất hiện phải cân đối, hài hòa với vườn. Không khi nào, tập hợp đá trên bề ngoài của mặt đất, che phủ đi chiều sâu cần thiết như hình dáng chúng thể hiện và cũng không thể bền vững như một trụ bê tông.
Dùng đá nhỏ và cây con quanh chân đế những tảng đá lớn, có thể tăng cường và củng cố thêm sự xuất hiện vững vàng, ổn định và liên tiếp nhau như những móc xích. Nó cũng giải thích việc cần dùng những mặt đá rộng làm chân để hơn là dùng làm đỉnh núi. Dùng số lượng lẻ của đá để sắp xếp. Ba dáng đá căn bản tạo nên một tam giác lệch (cân bằng không đối xứng) hay những nhóm số lẻ khác của đá, tăng thêm những đá nhỏ, những nhóm của 5 dáng hay hơn thế nữa, chủ yếu là nắm vững và khởi đầu bởi những bước căn bản, về tỷ lệ cân xứng của vườn lớn, nét đặc biệt của nó. Lưu ý đến nét tự nhiên và sự cân đối của vườn và tuyể chọn đá thành từng bộ, hoặc các đồ trang trí bằng đá, đồ gốm…Một tảng đá lớn, thẳng đứng trong một sân nhỏ của vườn sẽ gợi ra một không gian lớn hơn chính nó.Lựa chọn đá còn mang tính quyết định từ cơ sở là độ lớn của đá hay đồ trang trí bằng đá, hàng rào, cây bụi và nhiều thứ tương quan khác ở gần nhau, độ lớn suýt soát của chúng đòi hỏi ở mức nào là sự bí ẩn đặc biệt của sự sắp xếp và phân bổ đá. Sáng tạo ra một phong cảnh, nảy ra một ý đặc thù về dáng đất, núi. Dùng đá thích hợp : Dáng cao thẳng, có một góc làm đỉnh núi hay ngọn của một cái thác cho minh hoa, và đã tròn, dài, thanh mảnh, dốc nghiêng nghiêng có khuynh hướng của một miền đất thấp, bằng, ở vùng chân núi hay cửa suối, hổ, không bao giờ bỏ lỡ cái nhìn trên mọi chỗ chú ý : nhằm gợi ra những ý niệm về tự nhiên trong sự đơn giản hóa các dáng.