Kiểu vườn này đòi hỏi người chơi sự già dặn và lão luyện . Bởi công việc dàn dựng mang tính quy mô đòi hỏi một sự hiểu biết rộng, sâu, óc tổ chức tốt cùng với các kiến thức về thiên nhiên được huân tập ngay từ những bài vỡ lòng về tự nhiên, nó xuất hiện rải rác hoặc tổng hợp trên tiểu cảnh, bonsai, non bộ…Cần có những kiến thức cơ bản nhất để có thể dàn dựng ra kiểu vườn lớn có hồ nước kết hợp các đảo nhỏ, các kiểu đồi và rừng cây rậm, thưa, gần, xa.. trên các lớp dày, rộng của đất thực .
Kiểu vườn này khởi đầu từ Trung Quốc, du nhập đến Nhật Bản và các nước láng giềng khác, trong đó có Việt Nam . Thời xa xưa, nó chỉ xuất hiện trong các lâu đài vương giả và các giới quý tộc. Nó được dành cho các nhân vật nhàn hạ, rảnh rỗi hưởng thủ thanh nhàn và đòi hỏi những chi phí xây dựng rất lớn . Vườn xưa được xây dựng gồm các đồi nhỏ, hồ nước chen lẫn với rừng cây, theo lối cổ điển . Nó thường xuất hiện trong các vườn lớn mênh mông, bạt ngàn, mà một phần là đất rừng thiên nhiên được cải tạo thêm cho phù hợp . Thời nay, có hiểu biết nắm được lề lối chơi,nhưng điều kiện hoàn cảnh hiện tại của đa số người dân không thể đáp ứng để chơi theo được . Vì thế người ta đơn giản cho dễ làm, dễ chơi và kìm hãm, ép buộc thu nhỏ không gian theo luật phối cảnh xa gần, để mỗi người có thể tham gia chơi theo được . Tuy cũng dựa trên những yếu tố chung để có những bản sao chép của thiên nhiên, có khi chỉ là những góc cạnh hay một phần tiêu biểu cho kiểu vườn, ở ngay cả trong những căn nhà hẹp ở thành phố hay những khu vườn nhỏ ở vùng ngoại ô .
Trong những không gian hẹp người ta sử dụng tính cách tượng trưng hóa rất phổ biến . Biển cả, núi non, ruộng đồng và các đảo..( xin đọc Tiểu cảnh của cùng tác giả để rõ hơn về nguồn gốc của nó ) .
Một số di tích còn lại của các vườn cảnh nổi tiếng thế giới, cho người tham quan cảm giác về sự bất tử và bất hủ qua thời gian . Nó là nền tảng vững vàng; là cơ sở cho hướng phát triển kiểu thức hóa các kiểu vướn khác . Trong những khu vườn nhỏ được xây dựng theo kiểu Nhật hiện đại, cũng nắm vững cái tinh thần vươn lên sự bất tử, bằng cách thể hiện những dáng gợi ra một sự kiên nhẫn phi thường , khi kết hợp các đỉnh của cây thông và dáng của các đảo nhỏ . Nó tượng trưng cho sự vươn lên ( các đảo ), và tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu và những may mắn tương ứng và quan trọng hơn hết. Nét đặc trưng không thể thiếu trong các vườn Nhật là sự tĩnh mịch. Việc làm công phu của kiểu vườn này là dùng những dáng đá thẳng đứng, tạo ra thác, suối, đồng bằng, gợi ra sức thu hút mọi sự chú ý của người xem. Những núi là thể điệu có, xuất xứ từ miền nam Trung Quốc. Nghệ thuật này được các tu sĩ Phật Giáo và giáo sĩ đem đến Nhật Bản. Ở Nhật nó được chuyển thể từ sự mô tả, mô phỏng sự rực rỡ của thiên nhiên, thêm vào sự tĩnh mịch để trầm ngâm mang nét riêng biệt của tỉnh thần Nhật.
Núi, đồi đất và hồ trong vườn, có thể xen vào nhau và thêm vào các đảo với hệ thống những đồi núi nhỏ hay dáng đá thấp và những bụi cây xanh thấp, mang những hình dáng gợi ý về địa thế của đất nước Phù Tang, khu vườn êm ả, tĩnh mịch càng trở thành thích hợp hơn. Nó là thành luỹ vững chắc cho những ai cần có một nơi chốn yên lặng để hồi tưởng, để trầm ngâm với những suy tư, trăn trở, hay tìm vào bên trong nội thức. Nó còn chứa đựng cả những gợi ý về sự vĩ đại, vô cùng của thế giới tự nhiên. Trong những vườn có hồ nước và đồi đất nhỏ ở các thiền viện Nhật, còn được thêm vào các suối khô nước, mà các tu sĩ có kinh nghiệm xây dựng, với kỹ xảo cao đã thực hiện thành công. Nhằm giới thiệu những khái niệm ban đầu về phong cảnh khô trong vườn. Kéo dài sáu thế kỷ, lối chơi suối khô và thác nước được thường xuyên trình diễn nhằm mô tả một cách tượng trưng nét đặc biệt của nước. Những kiểu vườn vĩnh cửu khác, thường được mô tả bằng các loại cây thường xanh, luôn chiếm ưu thế trong vườn, với những màu lá sáng, tươi. Đèn lồng đá, cây lớn, cầu đá, hồ nước và những đặc trưng khác tạo nên sự cân xứng của phong cảnh. Thường thì nó được thu gọn, nhỏ hơn thực tế cua phong cảnh tự nhiên,nhưng cái nhỏ này là sự tinh gọn, kết tập những mặt xuất sắc tinh hoa của thiên nhiên vào cùng một khu vực (vườn). Chứ sự thu nhỏ này, không phải là sự thu nhỏ, tiểu hình như trên non bộ, tiểu cảnh và bon sai. Nhưng tuỳ theo mức lớn rộng cuả khu vườn thiên nhiên hay vườn trong sân sau hoặc ngay cả những vườn nhỏ ở giữa nhà, người ta khéo léo sắp đặt và sử dụng những kỹ thuật điều tiết về kích thước của cây, cua đá, núi, cầu, đã giậm bước, đèn lồng… và những yếu tố phụ khác để có sự cân xứng trong khung cảnh rộng hẹp riêng ở mỗi vườn.