Thiền và Vườn Nhật có một mối quan hệ rất gắn bó. Mặc dù vườn cảnh và Thiền cũng đều xuất phát từ Ấn Độ, Trung Hoa và du nhập vào nước nhật ( cũng như Bonsai, nghệ thuật cắm hoa, thư pháp….) nhưng chúng lại có những sắc thái riêng rất đặc trưng.
Nói một cách khác, người Nhật đã làm cho vườn cảnh, Thiền, cũng như nhiều bộ môn nghệ thuật, tôn giáo khác trở nên đa dạng, phong phú ở một mức độ rất rất tuyệt vời. Thậm chí người ta hầu như quên cả nguồn gốc ban đầu của chúng mà chỉ xem như là của Nhật, đặc trưng của Nhật. Nói một cách tếu táo thì người Nhật làm thương hiệu rất tốt
Vườn Thiền: ( Zen Garden )
Đối với Thiền, tất cả sự xét cứu của sự vật bên ngoài chỉ là cơ hội đập vào tinh thần làm cho tinh thần thức tỉnh. Ví như đập 2 viên đá lửa vào nhau, đập càng mạnh thì tia lửa càng sáng.
Vườn Thiền ban sơ là một “ Ngoại Giới “ được dùng như một phương tiện để tu tập, tịnh tâm. Các Thiền gia mượn cảnh yên tĩnh của thiên nhiên để nội hướng, nghĩa là đem tất cả sự chú ý vào bên trong.
Trong vườn Thiền, thiên nhiên được khúc xạ trên những cảm thức của Thiền Tông. Nhỏ bé, đơn sơ. Tuy nhiên tất cả các kiểu cách ấy là cả 1 sự dụng tâm thâm thúy về mỹ thuật và những bộ phận nhỏ nhặt còn được làm kỹ lưỡng tỉ mỉ. Có lẽ, còn hơn cả những đền đài nguy nga, tráng lệ nhất.
Khái niệm vườn thiền ở đây được dùng theo nghĩa công cụ, thực ra chúng không phải 1 loại hình riêng biệt cụ thể. Chúng có thể là 1 vườn khô, cũng có thể là vườn đi dạo, vườn trà …. Nói một cách khác, vườn Thiền cũng là Vườn Nhật và vườn Nhật không nhiều thì ít cũng được hoàn chỉnh, phát triển, thăng hoa bởi các Thiền gia với mục đích ban đầu như đã đề cập ở trên.
Nét chung của vườn Thiền là đơn giản và thanh tịnh. Nét đơn giản này được thể hiện rất tinh tế, công phu, nghệ thuật