I/ TỔNG QUÁT VỀ CÁ KOI
1/ Tổng quát về cá Koi
Cá chép Koi (鯉ーこい) hay cụ thể hơn Cá chép Nishikigoi là một loại cá chép thường đã được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh trong những hồ nhỏ, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.
2/ Nguồn gốc của cá koi
Theo một số tài liệu khoa học nghiên cứu, cá koi ban đầu có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản từ những năm đầu của thế kỉ 19. Tại đây, chúng đã được thuần hóa, lai tạo qua nhiều đời để nuôi làm cá cảnh. Tên gọi lúc đầu của nó là cá chép Nishikigoi (Tiếng Nhật: 錦鯉/ にしきこい) nghĩa Tiếng Việt là cá chép thổ cẩm hoặc cá chép nhiều màu sắc.
Đến năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito của Nhật Bản, nước này đã lần đầu tiên cho triển lãm các giống cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata. Từ đây, cá chép Nhật Bản được biết đến nhiều hơn. Cái tên “cá Koi” được công nhận và mua bán rộng rãi. Từ Koi theo tiếng Nhật là cá chép, đồng âm khác nghĩa với nó là tình yêu, yêu mến.
3/ Đặc điểm hình thái cá koi Nhật Bản
Bất kể thuộc loại giống nào, một con cá koi Nhật Bản thuẩn chủng sẽ có nhưng đặc điểm về hình thái sau:
– Có thân hình đẹp, màu sắc đa dạng và tươi sáng
– Có giá trị trang trí cao
– Là loại cá chép có vảy, đầu hơi gù, thân mình có vây ở ngực, lưng, bụng và đuôi
– Phát triển tăng kích thước liên tục (50 – 150 mm mỗi năm) nếu được nuôi trong điều kiện thuận lợi
II/ 5 SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI NUÔI CÁ KOI
Những năm gần đây việc nuôi cá Koi đang là xu hướng mới cho những người có điều kiện. Vì đây là loài cá tương đối đắt và cần trang bị đủ các thiết bị cần thiết cho cá. Và điều khó khăn nhất đó là phải biết cách chăm sóc cá Koi để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc chưa? Hãy cùng tìm hiểu những lỗi thường gặp trong khi chăm sóc cá cảnh nói chung và cá Koi nói riêng. Để từ đó chúng ta có thể khắc phục để không gây hại cho những chú cá trong hồ.
1/ Cho cá ăn quá nhiều
Việc cố gắng cho cá ăn nhiều sẽ tốt cho cá và giúp tăng trường nhanh là SAI LẦM . Bởi nếu cá ăn quá nhiều có thể khiến chúng bội thực, bụng phình to, phát triển không cân xứng và mất đi thẩm mỹ của nó.
Nếu thức ăn trong hồ quá nhiều dẫn đến dư thừa sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, đây chính là nguyên nhân làm cho cá nhiễm bệnh và có thể bị chết.
Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên cho cá Koi ăn với khẩu phần ăn khoảng 1-3% tổng trọng lượng của cá và tùy theo giai đoạn phát triển, cho ăn từ 2-4 lần vào khung giờ cố định trong ngày.
=> Tìm hiểu thêm về cách cho cá koi ăn hợp lý
2/ Không kiểm tra nước trong hồ khi thả cá Koi
Sau khi thiết kế và xây xong hồ cá Koi, nhiều người quên rằng phải xử lý nước trước khi thả cá vào.
Trước khi nuôi cá nên kiểm tra và xử lý kỹ chất lượng nước trong hồi. Điều này rất cần thiết để biết được các chỉ tiêu môi trường có đảm bảo cho cá sống và phát triển tốt hay không. Tiến hành thay nước tthưỡnguyeen là điều cần thiết nhất để có thể đảm bảo được môi trường sinh sống tốt nhất cho đàn cá Koi nhà bạn.
3/ Không cách ly cá Koi khi mới bắt về
Khi chúng ta có ý định nuôi thêm cá thì đừng bỏ qua giai đoạn cách ly cho cá mới. Rủi ro hay gặp phải nhất là cá mới sẽ mang theo mầm bệnh về hồ của bạn, bệnh có thể là kí sinh trùng hoặc bị nhiễm khuẩn.
Nếu cá ở chỗ bán không được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt thì rất có thể cá sẽ mang mầm bệnh về hồ của nhà mình. Với những trại cá lớn, đầu tư bài bản thì họ sẽ có cơ sở dưỡng, cách ly riêng để đảm bảo cá khi được bán ra ở trong tình trạng tốt nhất.
Bên cạnh đó bạn không được thả cá luôn vào hồ, mà phải cho cá làm quen với môi trường nước bằng việc để nguyên cá vẫn còn trong túi vài giờ, sau đó mới thả cá trực tiếp vào hồ. Việc thả cá luôn vào hồ sẽ làm cá bị sốc và yếu dần.
=> Xem thêm về các bệnh mà cá Koi thường gặp
4/ Hệ thống lọc không đảm bảo
Đây là tình trạng thường gặp với nhiều người nuôi cá Koi. Những chú Koi khi còn nhỏ, lượng thải ra cũng ít. Hệ lọc vẫn hoạt động tốt cho đến khi cá Koi lớn. Lượng chất thải nhiều hơn, hệ lọc không còn đảm bảo nữa. Điều này làm cho chất lượng nước và sức khỏe của cá Koi bị ảnh hưởng.
Chính vì thế khi mới bắt đầu nuôi cá Koi bạn cần tính toán thả với số lượng phù hợp ngay cả khi chúng trưởng thành.
5/ Mật độ nuôi cá dày đặc
ĐĐàncas Koi sẽ phát triển khá nhanh khi được chăm sóc tố. Khi đó hồ cá Koi sẽ trở nên chật trội, mật độ cá Koi dày đặc sẽ khiến cá chậm phát triển và gặp khó khăn khi bơi lội.
Qúa nhiều cá Koi lớn trong hồ sẽ khiến hệ sinh thái trong hồ bị mất cân bằng, thiếu hụt oxy, gây áp lực lớn đến hệ thống lọc của hồ Koi. Mật độ lớn đồng nghĩa với khả năng chăm sóc đến từng con sẽ khó khăn hơn, cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh và khả năng phát triển của bệnh cũng sẽ nhanh và nguy hiểm hơn so với các hồ có mật độ tiêu chuẩn, đồng nghĩa với việc điều trị bệnh cũng sẽ không có hiệu quả tốt.
Bên cạnh đó cá Koi khi trưởng thành có kích thước khá lớn, việc nuôi quá nhiều sẽ làm cho cá sau khi sinh trưởng không đủ không gian để hoạt động, quá trình sinh trưởng bị hạn chế và không còn lanh lợi, đầy sức sống như ban đầu.
Cảnh Quan ASIA
Thiết kế và thi công cảnh quan sân vườn, cảnh quan hồ cá Koi,… Tạo ra những giá trị nghệ thuật từ khu vườn với tiêu chí mang đến cho gia chủ không gian nghỉ dưỡng, thư giãn và đẳng cấp trong chính ngôi nhà của mình
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THEO CÁC TIÊU CHÍ
Thiết kế theo yêu cầu khách hàng
Tư vấn chi tiết – tận tâm
Thi công gọn gàng, nhanh
Sân vườn theo phong cách hiện đại.
Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
Bảo hành – hậu mãi sau khi bàn giao
Liên hệ ngay cho chúng tôi để làm mới không gian, nâng tầm cuộc sống của bạn nhé!!!