loader image

SỰ BÌNH QUÂN KHÔNG ĐỐI XỨNG TRONG SÂN VƯỜN

bởi | Th5 12, 2023 | Dịch vụ | 0 Lời bình

Từ lâu giới chơi kiểng sành điệu ở Nhật đạt tới cái nhìn quân bình trong hầu hết những môn chơi mà họ tham gia nghiên cứu và thể nghiệm từ hoa, trà, kiếm, cung, non bộ, bonsai, tiểu cảnh, cảnh đá, họa, khắc … hoặc ngay trong khu vườn cảnh họ đã biết vận dụng tinh tế sự quân bình không đối xứng, cùng với việc mô phỏng còn có những biến hoá huyền ảo của sự quân bình. Hai bên một trục có cấu trúc cân đối với nhiều thứ khác về yếu tố, hiện tượng, quân bình. Thậm chí cả đến số lượng chi tiết vật, hay nhóm vật của cỡ tương đương (ngay từ khi bình minh lịch sử chơi kiểng, Nhật đã có những xác nhận tiêu chuẩn rõ nét hơn lợi quân bình của những bản phác họa phương Tây). Dù đứng ở một phiá vườn, hay ở bất cứ phương vị nào thì cái nhìn cũng phản ánh nét đặc trưng không thể khác của họ. Người Nhật vận dụng sự tế nhị đối với thiên nhiên hơn người phương Tây. Ở mỗi môn chơi của họ cũng đều phảng phất nét thiên nhiên hơn. Ngay trong một vườn cảnh, phô diễn sự bài trí của một lối đi, nhờ vào sự vận dụng qui luật quân bình không đối xứng, với việc sắp đặt đá trên lối mòn hay sườn núi để làm nơi đi dạo, hoặc sắp đặt đá chen cây, hoặc thay thế cây hay đá bằng một đồ vật trang trí bằng đá hay gỗ, hay sành sứ để giữ thế quân bình không đối xứng là một điểm đặc trưng trong toàn bộ phác họa về vườn cảnh của Nhật.
Hình dung sự quân bình không đối xứng này qua trò chơi ván bập bênh trong các vườn trẻ là rõ nhất, Chính vị trí để sức nặng sẽ là cấu trúc cân đối và quân bình, nếu cả hai đáp ứng được khoảng cách từ trục trung tâm (trục bản lề), được coi là phương tiện phát huy ảnh hưởng, sức nặng của hai người khác nhau, vẫn có thể quân bình trên tấm ván. Nếu người nhẹ cân chủ động ngồi xa hơn điểm tựa ở trục trung tâm, sẽ nặng hơn thực tế trọng lượng của chính họ và đạt tới sự quân bình đối với phía nặng cân hơn nhưng lại ở gần trục trung tâm. Sự chênh lệch nhau về khoảng cách của hai người từ điểm tựa, sẽ làm tấm ván được thăng bằng hay nói một cách khác, nó đạt được sự quân bình không đối xứng.


Trong thực tế vận dụng trên bố cục của hình cảnh thì sức nặng của một vật là không cần thiết. Nói là sức nặng, nhưng chỉ là sự bề thế với tính cách ước lệ bằng mắt. Một hòn đá lớn nhưng không phải luôn luôn có trọng lượng lớn hơn một hòn đá nhỏ. Do kết cấu tính chất của từng loại. Ví dụ, một tảng đá san hô nặng 15 Kg có vóc dáng như một mặt bàn viết, và một tảng đá granit chỉ nhỏ bằng 1/3 so với tảng san hô nhưng nặng đến 30 Kg. Vì vậy trong việc thể hiện trên cảnh, cái nặng phải hiểu là cái phần dáng nhô ra bằng hình thể, cái “nặng” có thể do to lớn, dáng chắc nịch, chân đế liền khít, dày đặc, phẳng, vuông, vòm tán rộng ôm nhiều không gian, cảm giác nặng. Tác động tâm lý cũng ảnh hưởng đến cái nhìn về trọng lượng. Màu sắc cũng thế. Một lớp sơn hào nhoáng trên một pho tượng đá sẽ gợi ra một tâm lý nặng hơn một bụi cây. Khi khối lượng, vị trí đặt để trùng nhau, một cụm hoa đỏ sẽ nhìn có vẻ nặng hơn một cụm lá xanh.


Vận dụng ảnh hưởng của sự quân bình không đối xứng trong vườn cảnh thường biểu hiện theo một tam giác lệch, mà mỗi cạnh bên có chiều dài không trùng lắp nhau. Thí dụ như hình vẽ sau, trong một nhóm đá, hòn đá đứng giữa là hòn trung tâm, cao, thẳng đứng, tượng trưng cho điểm tựa của đòn bẩy hay là điểm quân bình, hai bên sườn có hai tảng đá khác, có cỡ dáng không bằng nhau. Hòn lớn cỡ vừa (thứ 2) bên góc trái đặt lệch góc so với hòn giữa tạo ra một góc của tam giác. Hòn nhỏ hơn (thứ.3) đặt làm gò, đồi núi nhỏ, sẽ trồng cây bụi, dùng mắt ước lượng cho một sự thăng bằng từ dấu A ở trục giữa. Ta sẽ có một tam giác lệch. Đó là điểm căn bản về sự quân bình không đối xứng khi đứng độc lập.
Để mở rộng bố cục ra và làm tăng thêm sự phong phú của nhóm đá này, bằng cách xem các tảng đá đặt ở góc của tam giác lệch là những hòn trung tâm, phối hợp những hòn đá khác hay với cây bonsai, đồ vật bằng đá, sứ hoặc đảo, đồi, gò phối hợp vào sẽ cho ra nhiều tam giác lệch khác cài vào nhau rất thú vị. Dù nhìn ở góc độ nào, kiến trúc vẫn đạt được sự quân bình mà không đối xứng, không trùng lắp đơn điệu và nhìn chung cả một tổng thể gồm nhà và vườn có vẻ như cùng với thiên nhiên tạo ra một sự pha trộn. Nếu như căn nhà trong vườn cảnh, cũng tôn trọng cách kiến trúc mang những dáng hài hòa, cân đối của sự giản dị và hồn nhiên thì chúng sẽ phát sinh ra như một thành phần tương quan nhau, những bộ phận không thể thiếu nhau được, tách hẳn với thế giới bên ngoài.


Vì vậy sự quân bình không đối xứng trong thiết kế và phác họa vườn cảnh là sự duy trì cần thiết. Nhóm núi được mở rộng, không còn bó buộc ở mặt phẳng nữa, mà nó được nhân rộng ra vào không gian 3 chiều với những tam giác lệch cài zích zắc vào nhau như hình chữ chi. Những biến đổi sai khác từ vị trí và khoảng cách cuả người thưởng ngoạn đã được tính toán, chuẩn bị từ bước phác họa vườn cảnh. Đó là dấu hiệu cho sự sắp xếp quân bình từ mỗi góc nhìn nhỏ nhất hay vài góc khác nhau. Nó cần thiết cho sự tính toán giữa mối quan hệ dáng và tính chất trống không (khoảng trống), một hình thức quan trọng của việc quân bình không đối xứng, để mở ra phía trên đầu, bầu trời xanh quen thuộc mà không mất đi những điểm đặc trưng của cây, đá, núi, đồi, thác gềnh, đồ đá … trông như một quầy hàng vây phủ xung quanh.

Chia sẻ bài viết

Tìm kiếm

Bài viết liên quan

Bàn Về Thiền Và Triết Lý Vườn Thiền Nhật Bản
Bàn Về Thiền Và Triết Lý Vườn Thiền Nhật Bản

Thiền và Vườn Nhật có một mối quan hệ rất gắn bó. Mặc dù vườn cảnh và Thiền cũng đều xuất phát từ Ấn Độ, Trung Hoa và du nhập vào nước nhật ( cũng như Bonsai, nghệ thuật cắm hoa, thư pháp….) nhưng chúng lại có những sắc thái riêng rất đặc trưng. Nói một cách khác,...

Đọc thêm
Hòn Non Bộ
Hòn Non Bộ

Mục lụcI/ HÒN NON BỘ LÀ GÌ?II/ LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐCIII/ CÁC MẪU HÒN NON BỘCảnh Quan ASIA Hòn non bộ đã xuất hiện từ rất lâu trong không gian nhà của người Việt và nhiều dân tộc Á Đông khác. Thú chơi này đã trở thành một trào lưu phổ biến và ai cũng có thể chơi được...

Đọc thêm
101 Mẫu Tiểu Cảnh Khô Trong Nhà -Tsuboniwa
101 Mẫu Tiểu Cảnh Khô Trong Nhà -Tsuboniwa

Mẫu tiểu cảnh khô hay còn gọi là vườn Tsubo. Những mẫu tiểu cảnh khô trong nhà thường được các nhà thiết kế hướng đến phong cách tối giản, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế. Các vật liệu sử dụng thường gặp là đá, sỏi, cây xanh, hoa lá và tượng trang trí,…

Đọc thêm
Thiết kế vườn rau đẹp
Thiết kế vườn rau đẹp

Vườn rau đẹp là một vườn rau gọn gàng, sạch sẽ và có nhiều màu sắc. Bên cạnh việc thỏa mãn được thị giác, chúng còn phải được bố trí hợp lý để người sử dụng cảm thấy thuận tiện và thoải mái nhất. Những vườn rau đẹp thường được thiết kế chi tiết trước khi lắp đặt, quá...

Đọc thêm
TOP 11 CÂY SÂN VƯỜN BIỆT THỰ
TOP 11 CÂY SÂN VƯỜN BIỆT THỰ

I/ BIỆT THỰ SÂN VƯỜN VÀ NHỮNG LƯU Ý 1/ Sân vườn biệt thự là gì? Sân vườn biệt thự là các căn biệt thự xây dựng trên một mảnh đất rộng lớn tại những vùng quê yên tĩnh, khu vực ngoại ô thành phố, có 4 mặt tiền tiếp giáp trực tiếp với thiên nhiên xanh mát, ví dụ như hòn...

Đọc thêm
Hồ Cá Koi Mini
Hồ Cá Koi Mini

Chơi cá Koi đang là một xu hướng chơi cá cảnh đắt đỏ đang thịnh hành ở Việt Nam. Cá Koi hay còn gọi là cá Chép Nhật là một loại cá chép thường (Cyprinus carpio) đã được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh trong những hồ nước nhỏ. Chúng có quan hệ...

Đọc thêm
Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí
Tư vấn báo giá thiết kế thi công trọn gói sân vườn, hồ cá theo yêu cầu

Bài viết & tin tức

Bài viết mới cập nhật, tin tức hoạt động & xu hướng từ Cảnh Quan ASIA