Vườn trà thường được chia thành 2 khu: vườn ngoài và vườn trong. Từ vườn ngoài sẽ có con đường dẫn vào vườn trong. Một cách cổng đơn giản ngăn cách giữa 2 khu như một sự chuyển tiếp không gian. Khi bước vào khu cườn bên trong, sẽ có một giếng nước (Tsukubai) để tiến thành nghi lễ rửa sạch trước khi vào
Vườn ngoài
a/ Cổng ngoài
b/ Nhà vệ sinh
c/ khu vực ngồi chờ
d/ cổng giữa
Vườn trong
e/ Chậu đá đựng rác
f/ Giếng nước
g/ Bồn nước
h/ Trà thất
CẤU TRÚC VƯỜN TRÀ
1/ ROJI – Lối đi đầy sương
Lối đi dẫn đến trà thất, là sợi dây kết nối giữa thế giới trần tục và thế giới tâm linh, thông qua con đường này con người gột rửa được linh hồn. Lối đi có cách bố trí đá được gọi là tobi-ishi, tức là đá tảng. Các tảng đá to, kích thước và hình dạng lối đi cong, ít khi thẳng. Không có bất kỳ bụi cây nào che lấp. Tobi-ishi thường dùng để dẫn lối đi đến những điểm đích được quy định trước theo ý đồ.
Những tảng đá này mang ngụ ý là để chân của khách uống trà không bị dính bùn đất. Người đi vào vườn trà phải có một trạng thái tâm tư hài hòa, không bị vướng bận bởi bất cứ điều gì thì mới có thể tịnh tâm thưởng trà.
2/ SOTOMON – Cổng ngoài
Cổng ngoại là biểu tượng của sự loại trừ thế giới bên ngoài khỏi thế giới Trà Đạo. Cổng thường làm bằng tre, có mái. Thông thường các vị khách khi bước vào sẽ không được đi thẳng trực tiếp vào vườn mà sẽ luôn có cây cối chắn lại, muốn đi tiếp thì phải rẽ sang một hướng khác.
3/ CHUMON/ NAKAKUGURI – Cổng nhỏ/ cổng giữa
Cổng giữa nhỏ hơn cổng ngoài, là vật ngăn cách giữa vườn ngoài và vườn trong. Nó chỉ đơn giản là một hàng rào cây bụi hoặc hàng rào tre.
4/ MACHIAI – Nơi ngồi chờ bên ngoài
Khu vực ngồi chờ có máu che, đóng vai trò như một khu vực tiếp tân, nơi mà các vị khách tập trung tinh thần, tịnh tâm trước khi tiến đến vườn trong. Sau này người ta còn xây thêm nhà vệ sinh, nơi thay quần áo phù hợp với Trà Đạo dành cho khách.
5/ TSUKABAI – Bồn rửa tay bằng đá
Được đặt ở sát cổng nhỏ của vườn trà hoặc nơi mang tính chất lễ nghi để khách trước khi bước vào sẽ thực hiện nghi thức rửa tay, rửa miệng nhằm tẩy rửa cho sạch sẽ, trước khi bước vào một buổi lễ trà hoặc đến thăm nơi ở của Phật tử trong chùa. Ngày nay, Tsukabai như một tiểu cảnh trang trí hoặc mang chức năng nào đó.
Nguồn gốc của tên gọi Tsukabai có nghĩa là cúi xuống, như là thể hiện một hành động khiêm nhường. Khách tham dự một buổi tiệc trà sẽ cúi xuống rửa tay trước khi bước vào. Tsukabai thường là đá, và có chiếc gáo nhỏ nhằm giúp khác có thể sử dụng thuận tiện hơn. Nguồn nước chảy ra từ ống trả, nó được gọi là Kakei
6/ Nước pha trà
Gần trà thất sẽ có giếng nước ngọt để pha trà và làm sạch các dụng cụ pha trà. Thành giếng bằng đá, phía trên miệng giếng được che đậy bằng các khúc tre gắn kết với nhau bằng một sợi dây.
7/ Đèn đá
Đèn đá được coi như một điểm dẫn đường trong khuôn viên vườn trà. Nó thường nằm cạnh lối đi. Ngoài ra, đèn đá còn xuất hiện cạnh Tsukabai và chỗ để nước pha trà.
8/ Chiriana – Hố chất thải
Một cái hố nhỏ hình vuông hoặc tròn được đào cạnh trà thất. Ban đầu nó được dùng để chứa những rác thảu trong quá trình dọn dẹp vườn để chuẩn bị đón khách của chủ nhà. Nó còn mang một ý nghĩa là nơi để lại những vướng bận, những thức không tốt đẹp của khách trước khi bước vào trà thất.
9/ Trà thất
Trà thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Điều thiết yếu là trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật xung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Bước vào phòng trà là một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ mà chỉ có màu vàng nhạt của những bức cách bằng giấy. Sàn trà thất được trải chiếu tatami, mỗi tatami có một tên gọi và chức năng riêng.
Inori
Một ô vuông âm xuống sàn, lò sưởi truyền thống của Nhật Bản, còn có thể nấu ăn, nấu nước pha trà. Ấm trà sẽ được treo trên một thanh sắt, nấu bằng củi.
Nijiriguchi
Lối vào dành cho khách. kích thước 60x65c,. Để bước vào trà thất, khách cúi người, bò qua. Đến cả những Samurai cũng phải để cây kiếm của mình ở bên ngoài để có thể qua vừa cửa. Điều này giúp cho khách cúi xuống trong vẻ khiêm cung khi bước vào trà thất.
Katteguchi
Lối vào của chủ nhà, của người điều khiển lễ Trà. Thường là cửa cao
Fumi-ishi
Tảng đá sát cửa ra vào, có chiều cao phụ thuộc vào chiều cao của dành cho khách. Kích thước lớn, mặt trên bằng phẳng, đảm bảo cho khách dễ dàng ra vào cửa
Tokonoma
Ám chỉ góc phòng thụt vào, khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp, hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình. Bạn có thể nhìn thấy một hộp hương trầm. Khi bước vào một trà thất, các vị khách thường quỳ và ngắm Tokonoma
Chabana
Là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà Đạo. Hoa được cắm tỏng một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc, được làm từ bất kỳ chất liệu nào: đồng, gốm tráng men, không tráng nen, tre, thủy tinh… Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.
Kakejiku
Là một tác phẩm bằng tranh treo trên tường ở Kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. Thư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như “bình thường tâm là đạo”, hoặc đơn giản chỉ là một chữ “vô”.
Cảnh Quan ASIA
Thiết kế và thi công cảnh quan sân vườn, cảnh quan hồ cá Koi,… Tạo ra những giá trị nghệ thuật từ khu vườn với tiêu chí mang đến cho gia chủ không gian nghỉ dưỡng, thư giãn và đẳng cấp trong chính ngôi nhà của mình
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THEO CÁC TIÊU CHÍ
Thiết kế theo yêu cầu khách hàng
Tư vấn chi tiết – tận tâm
Thi công gọn gàng, nhanh
Sân vườn theo phong cách hiện đại.
Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
Bảo hành – hậu mãi sau khi bàn giao
Liên hệ ngay cho chúng tôi để làm mới không gian, nâng tầm cuộc sống của bạn nhé!!!