Trong phác họa một khu vườn bao giờ người ta cũng phải xem xét kỹ những cảm giác về luật xa gần (phối cảnh). Tầm xa và quân bình là hai yêu cầu lớn để làm cho cảnh trí cần thiết có vẻ như rộng hơn, hẹp hơn và thật hơn. Thể hiện một sự lớn vượt trên một diện tích hẹp, ví dụ như ở vào một diện tích nhỏ hẹp, thao tác kết hợp với các tiểu xảo có kỹ thuật để làm lộ ra một không gian có chứa chiều sâu, tương tự như việc dùng yếu tố cơ bản của sự đơn giản hoá miêu tả vấn đề thúc đẩy mùa rụng lá đến sớm trước định kỳ. Hình ảnh đó gợi ra một không gian rộng hơn thực tế của vườn cảnh hay một phần của khu vườn, nơi mà nó thực sự chiếm ngự. Vấn đề thao tác của phối cảnh là sử dụng kỹ xảo để tạo ra ảo tưởng, ảo giác về chiều sâu và khoảng cách tầm xa thông qua thực tiễn. Nhu cầu và phương tiện cơ giới cũng làm tăng thêm những biến đổi về luật xa gần và diễn tả về sự quân bình. Hình tượng được coi là phi thường là sự mô phỏng của thiên nhiên, sự kềm hãm và ép buộc thu ngắn, hẹp hay nới rộng khoảng cách trong luật phối cảnh. Tạo ấn tượng của cái nhìn một không gian lớn , gợi lên trongmột khu vườn, khi sử dụng cây lớn hoặc đồ bằng đá, hay cây trồng bụi ở cảnh gần, để nêu bật một vị trí và từng thành phần của những chi tiết nhỏ ở vùng đất phía sau. Tác dụng của nó là tạo nên và nâng cao các hình rõ, nết thực trong cách bố trí cảnh gần và sắp xếp thanh thản, sắc mịn trước miếng đất phía sau.
Những chi tiết cảnh gần và sự đơn giản, mộc mạc hay sự thiếu chi tiết trong khoảng đất làm phông phía sau để ấn định phải sử dụng màu xanh thẫm hay xanh sặc sỡ, màu xanh xám hay mượt mà, êm dịu, lắng sâu … Gợi ra một ấn tượng mơ hồ, mù mịt về khoảng cách, tạo ra cảm giác cảnh như xa hơn. Một lối mòn, một dòng suối, hay một bán đảo, nếu có sự uốn lượn, co thắt, rộng hẹp dẫn về xa, nó gây ra một cảm giác xa xăm, tít mù và lùi xa từ cái nhìn qua mỏm đá, một mũi đất cao cao, nhưng ở gần nó có vẻ dài hơn thực tế của nó.
Tác dụng của luật xa gần trong việc xây dựng thác nước, nó làm tăng thêm cảm giác cao và xa trong phối cảnh. Để tạo ra một không gian mờ mịt, chìm khuất, tối tăm, thấp ở giữa vùng đất. Trong phác họa vườn, sử dụng luật phối cảnh từ đường ngã ba ở ba mức độ : cảnh gần, cảnh giữa và cảnh xa. Nếu như cảnh giữa giữ vai trò cục bộ bởi hình tượng thấp của những ụ đá, đồi núi nhỏ, cây con chập chùng, nhìn liên kết ở giữa cảnh gần và cảnh xa tạo ra một lá chắn, án ngữ làm đứt quãng cái nhìn.
Cảnh xa có vẻ như bị phân cách ra và xa cách hơn. Phương pháp thứ ba của việc tạo hình với luật phối cảnh và cảm giác về tỷ lệ từ những vật được rút nhỏ. Thí dụ : Ta tưởng tượng gần bờ của một hồ cá trong một vườn có ước lệ sai về một thành phần tương quan nào đó. Hình ảnh một cái thuyền nhỏ đặt gần đó như thể bị dìm xuống dưới nước. Hình ảnh này biểu hiện một sự vượt quá giới hạn. Bởi vì sự không tồn tại (không đúng tỷ lệ) gần bên cạnh cho một cảm giác về tỷ lệ. Thuyền nhỏ gợi ra ấn tượng về một sinh vật nhỏ và sự có mặt của nó tạo ra một cảm giác : mảng vườn có vẻ như rộng hơn chính nó. Thận trọng trong việc sử dụng mẫu vật thu nhỏ. Kỹ xảo tiểu hình và kết cấu có thể nhìn thấy qua việc bài trí, bởi việc chú ý tới sự mô phỏng của diện tích nhỏ và sự thất bại trong việc cố gắng che đậy một sự nhỏ bé, tạo cho cảnh cổ vẻ như cạn, hẹp và nhỏ bé hơn, như vậy là phản tác dụng. Tất cả là do vấn đề kỹ thuật đã đề cập ở trên. Dùng đảo ngược sẽ gây cho cái nhìn về cảnh xa một sự ngột ngạt của cảnh gần. Nếu ta có một vườn rộng, sâu, muốn thu nhỏ qua cảm giác, ta sẽ cố ý tạo ra một sự thân mật, ấp ủ bằng một hàng rào tre xinh xinh để tạo ra một giới hạn cho cái nhìn. Dáng rộng, màu rõ với cách sắp xếp và bố trí chi tiết trong cảnh xa, tạo một cách cụ thể cảnh giữa tầm là không khoả lấp những nét thon mảnh, không làm mờ nhạt cái nhọn, thuôn của cây, đồi, ụ, đống. Đường mòn nhỏ hẹp là một nét đặc trưng khác, là một giới hạn bít bùng đối với người xem.